Support Forum
The Forums are a place to find answers on a range of Fortinet products from peers and product experts.
jasper13
New Contributor

pros and cons of deploying FortiGate-VM on the edge of corporate's WAN

Mua nhà trả góp: 5 lưu ý quan trọng, điều thứ 2 không nên xem thường!Mua nhà trả góp hay vay tiền mua nhà là chuyện vẫn thường xảy ra khi người mua chưa đủ vốn để trả cho toàn bộ ngôi nhà, tuy nhiên khi tiến hành vay mua nhà bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng để không rơi vào tình trạng vỡ nợ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo thật kỹ 𝟓 𝐥ư𝐮 ý 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫ọ𝐧𝐠 khi vay mua nhà cùng Lâm Thành Tiến, hãy chú ý điều thứ 2, chớ nên xem thường! 

1. Vay mua Bất Động Sản phải chọn căn phù hợp khả năng thanh toán:

Việc chọn ngôi nhà có giá không phù hợp với khả năng chi trả là một trong những sai lầm lớn nhất của người mua nhà lần đầu. Theo chuyên gia địa ốc Barbara Corcoran, bạn nên chọn căn nhà mà chi phí dành cho nó không vượt quá 30% tổng thu nhập hàng tháng.

Việc này vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi bạn mua nhà trả góp. Bạn cần đảm bảo rằng, tổng chi phí gồm số tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng, phí cải tạo, phí bảo trì... không vượt quá 30% thu nhập.

Bạn cũng có thể tham khảo "quy tắc 28/36", nghĩa là chi phí cho nhà ở không vượt quá 28% tổng thu nhập hàng tháng và không quá 36% cho tổng nợ gồm nợ vay mua nhà cũng như những khoản nợ vay khác.

Dựa trên các nguyên tắc tương tự, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng chi trả của bạn khi xem xét cho vay mua nhà. Theo đó, bạn có thể không được vay hoặc phải trả lãi suất cao hơn trong trường hợp tỷ lệ nợ trên thu nhập vượt quá các giới hạn an toàn đề ra theo quy định của ngân hàng.

5 Lưu ý cần nắm chắc khi vay mua nhà trả góp qua ngân hàng với Lâm Thành Tiến

2. Điều quan trọng, cần phải nắm rõ chi phí phải trả hàng tháng khi đi vay:

Để có thể tính toán chính xác việc chi tiêu cho căn nhà không vượt quá 30% tổng thu nhập hàng tháng, bạn phải biết rõ những chi phí cần chi trả trong tháng một cách chi tiết nhất.

Trên thực tế, các khoản chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý, nhu cầu cá nhân và loại hình nhà ở. Chẳng hạn, với căn hộ chung cư, người mua cần nắm rõ phí để xe, phí quản lý... Mặt khác, khi chuyển sang một ngôi nhà mới có quy mô diện tích khác, bạn cần ước lượng chi phí cho năng lượng điện, nước tiêu thụ. Trong khi đó, tiền Internet, truyền hình cáp... là những khoản phí cố định liên quan tới ngôi nhà phải đóng hàng tháng.

Theo [link=https://lamthanhtien.com/author/lam-thanh-tien]Lâm Thành Tiến[/link] thì, bạn chưa nên mua nhà nếu việc chi tiền mua nhà khiến bạn không thể làm bất cứ việc gì khác mình muốn như tiết kiệm hưu trí, tham gia hoạt động xã hội, đi du lịch, tức áp lực quá lớn về tài chính ...

Hàng tháng, chi phí cho nhà ở của bạn nên tránh vượt quá 28% thu nhập. Thế nên, bạn cần xác định được ngân sách tài chính hàng tháng như thế nào sau khi trả tiền nhà? Với ngân sách này, bạn có thể sống trong nhiều năm cho tới khi trả xong tiền cho ngôi nhà thân thương của mình?

Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính uy tín, thì bạn cần có ngay một quỹ dự phòng khẩn cấp với số tiền đủ trang trải cho cuộc sống gia đình tối thiểu 6 tháng. Trên thực tế, khi có đủ tiền tiết kiệm, hầu hết mọi người mới đi mua nhà hoặc đất. Tuy vậy, bạn nên tiết kiệm được nhiều hơn thế, bởi khi sở hữu một ngôi nhà mới, đồng thời cũng phát sinh nhiều khoản chi phí khác khiến gia chủ đau đầu. 

3. Chọn tỷ lệ vay hợp lý khi mua nhà trả góp là điều cần đáng lưu ý:

Nhằm tránh bị vỡ nợ khi mua nhà trả góp, bạn cần xác định tỷ lệ vay trên giá trị bất động sản một cách hợp lý. Nhiều dự án hiện nay quảng cáo hỗ trợ vay tới 70% giá trị ngôi nhà. Tuy được ngân hàng phê duyệt nhưng mức trần này không được giới chuyên gia khuyến khích lựa chọn.

Bạn phải trả lãi nhiều hơn trong trường hợp thanh toán càng nhỏ, khoản vay càng lớn. Đồng thời, xác suất được duyệt cho vay cũng không cao. Theo các chuyên gia, tỷ lệ vay lý tưởng là 20% (Tuy nhiên mức an toàn sẽ giao động từ 20 - 50%). Ngoại trừ những khoản vay ngắn hạn, còn mức vay thấp hơn 20% cũng không phải là lựa chọn khôn ngoan. Bởi lẽ, nếu bạn trả nợ trước hạn quá sớm sẽ bị phạt lãi trả trước.

Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xuống tiền nếu không chắc chắn mình sẽ ở trong căn nhà đó tối thiểu 5 năm. Người mua nhà cần tính tới những trường hợp như có cơ hội việc làm hay yêu một người ở thành phố khác. Nếu ở nhà thuê thì rất đơn giản, bạn chỉ cần cho thuê lại căn nhà đó hoặc có thể phá vỡ hợp đồng.

Song, nếu là chủ sở hữu ngôi nhà thì việc thay đổi không hề đơn giản bởi kèm theo đó là khoản chi phí khá đắt. Xét ở khía cạnh tài chính, khi mua một bất động sản, bạn thường hy vọng nó sẽ gia tăng giá trị nhanh chóng. Vậy nhưng, thực tế cần có một khoảng thời gian nhất định để tài sản đạt mức giá như kỳ vọng. Do đó, trong trường hợp bạn bán nhà sau 1-2 năm thì chi phí bạn trả sẽ lớn hơn so với mức tăng giá kỳ vọng.

Chọn tỷ lệ vay hợp lý khi mua nhà trả góp là điều cần lưu ý - Lâm Thành Tiến

4. Cần chuẩn bị điểm tín dụng tốt:

Bạn cần hiểu rõ khả năng tài chính của mình trước khi quyết định vay mua nhà. Điều này có nghĩa là bạn nên chuẩn bị để được ngân hàng chấm điểm tín dụng thật tốt. Điểm tín dụng của người vay tại Việt Nam được đánh giá bởi những yếu tố như mức độ nợ hiện tại trên hệ thống ngân hàng ... thu nhập hiện tại, điểm trung thực, uy tín của cá nhân, định danh thông qua giấy tờ cá nhân.

5. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng môi trường xung quanh ngôi nhà muốn mua:

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia mua bán nhà: Thì "Bạn không chỉ mua ngôi nhà đơn thuần. Bạn cũng đang "mua" khu phố quanh ngôi nhà đó. Đó là lý do tại sao bạn phải chắc chắn rằng mình cảm thấy thiện cảm và tiện nghi với môi trường xung quanh nơi ở mới".

Giới chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu muốn mua nhà và ở đó ít nhất vài năm thì bạn cần tìm hiểu kỹ yếu tố hạ tầng xung quanh như tiếp cận giao thông công cộng có thuận tiện, có gần chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học... Bạn có thể đi bộ hoặc lái xe tìm hiểu khu vực xung quanh ngôi nhà muốn mua vào cả ban ngày lẫn ban đêm.

Chuyên gia địa ốc Sidney Torres khẳng định: "Sẽ không phí công khi dành 48 đến 72 giờ ở căn nhà đó trước khi bạn thực sự chi tiền ra mua nó".

6. Một số trường hợp Sa lầy trong nợ vì chủ quan khi vay mua nhà trả góp:

- Tháng 7 năm ngoái, vợ chồng chị Bích ở Bắc Ninh quyết định mua căn hộ chung cư cho con học tại Hà Nội. Chị chọn một dự án đến giai đoạn hoàn thiện tại huyện Hoài Đức, Hà Nội với giá 1 tỷ đồng. Chị chốt vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà trong 10 năm, tương đương 700 triệu, khi thấy lãi suất 7,3%/năm. 

Ban đầu, mỗi tháng chị chỉ phải trả 6,5 triệu đồng cả gốc và lãi, do ngân hàng mới giải ngân một phần. Sau khi giải ngân hết 700 triệu, chị đóng gần 10 triệu mỗi tháng, trong đó có 4 triệu tiền lãi. Nhưng cuối tháng 11 vừa qua, tin nhắn báo tổng khoản phải nộp là hơn 13 triệu, riêng tiền lãi là 6,2 triệu.

Tôi thấy hoảng quá vì tới thời điểm đó mình đã trả gốc được gần 100 triệu thì lãi phải ngày càng giảm chứ, sao lại vọt lên, chị Bích nói. 

Chị gọi điện cho nhân viên tư vấn thì họ cho biết, từ tháng 8, chị hết hưởng lãi suất ưu đãi. Sau thời điểm đó, lãi vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ 3,9%. Từ cuối tháng 11, lãi suất tiết kiệm tăng lên 8,3% nên lãi suất chị phải chịu hiện nay là 12,2%. 

Chị Bích cho biết, để trả góp mua nhà, vợ chồng đã phải làm thêm đủ việc, thắt chặt mọi khoản chi tiêu. Nay khoản phải trả mỗi tháng đội lên, chị không biết xoay xở thế nào. Cuối cùng, họ đành rao bán mảnh đất ở quê để tất toán khoản vay.

- Mặc dù đã nghiên cứu kỹ hợp đồng vay mua nhà và biết lãi suất sẽ tăng sau khi hết ưu đãi một năm, anh Thạch ở Phúc Thọ, Hà Nội vẫn lao đao khi mọi dự tính không như dự đoán.

Cuối năm 2016, anh Thạch mua một căn hộ nằm trên trục đường 32 với giá gần một tỷ đồng khi mới có 200 triệu. Do lương vợ chồng cộng lại chưa tròn 18 triệu, anh chỉ vay được 500 triệu từ ngân hàng, số thiếu vay của họ hàng, bạn bè.  

Trước khi ký hợp đồng với bên ngân hàng, anh khá hoảng khi nhìn con số trả lãi sau 15 năm gần bằng số tiền mình vay. Dù vậy, khát mua nhà, đồng thời nghĩ hai vợ chồng sẽ tích cực làm thêm để trả trước hạn, còn người quen trả sau, anh vẫn ký. 

Tuy nhiên, năm đầu tiên, một vài người quen cho anh vay 20-40 triệu... lần lượt đòi. Vợ chồng anh phải mượn tạm chỗ nọ trả chỗ kia. Tìm việc làm thêm cũng không dễ, anh chị không kiếm được khoản ngoài nào.

Bây giờ mỗi tháng trả ngân hàng 6 triệu, góp chơi họ 3 triệu để dồn trả cho người quen, thêm lo có ai đòi bất ngờ thì không biết lấy đâu để trả..., anh Thạch kể. 

- Anh Nguyễn Đức Thịnh, chuyên viên tư vấn bất động sản ở Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, số người mua chọn vay 70% giá trị căn hộ khá nhiều. Để hút khách, chủ đầu tư thường đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất 0% trong năm đầu hoặc tới lúc nhận nhà, hay các ngân hàng liên kết ưu đãi lãi suất trong 12-18 tháng đầu, sau đó sẽ tính theo lãi tiết kiệm 13 tháng cộng 3-4%/năm.

Theo anh Thịnh, thông thường, khi khao khát có nhà riêng, nhiều người tặc lưỡi thôi cứ mua, xong cố gắng cày cuốc trả sớm.

Nhưng thực sự một năm hưởng ưu đãi trôi đi rất nhanh, tới khi phải trả lãi hoàn toàn, với phần tiền bằng tới 1/2 thu nhập thì nhiều người mới thực sự cảm nhận áp lực nặng nề và có người quay ra cho rằng mình bị lừa, anh Thịnh nói. 

- Là nhân viên một ngân hàng ngoài quốc doanh tại TP HCM, chị Minh Thu, cho biết, chị vẫn đang ở nhà thuê và quyết không vay để mua. Tôi sẽ mua khi có đủ tiền, còn khi thiếu, thay vì vay rồi trả lãi nuôi ngân hàng thì lấy khoản đó đầu tư sẽ có lợi hơn nhiều, chị nói.

Theo chị Thu, mặc dù ngân hàng hiện nay sẵn sàng cho vay tới 70% giá trị căn nhà, nhưng tốt hơn, chỉ nên mua khi có trong tay ít nhất 50%. Ngoài ra, khi mua nên chú ý chọn khu vực dễ bán lại và có khả năng tăng giá.

Nếu khoản dự trữ của bạn ít, cần phải lo xa rằng trong tình huống xấu nhất, khi không thể duy trì việc trả góp thì có thể nhanh chóng bán nhà chứ không rơi vào cảnh bị xiết nợ, chuyên gia ngân hàng khuyên. 

Ngoài ra, thời hạn vay càng dài thì khoản trả gốc mỗi tháng càng ít và số lãi phải trả cuối kỳ càng cao. Vay thời hạn ngắn thì sẽ bớt được phần lãi nhưng chịu áp lực trả số tiền lớn mỗi tháng. Do vậy người mua cần cân đối kỹ hai khoản này. 

- Từng vay 700 triệu để mua đất xây nhà và đã trả hết khoản nợ này sau 3 năm, dù hạn vay tới 10 năm, anh Gia Hoàng (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết, vợ chồng anh cũng từng lao đao khi có thời điểm lãi suất vay vọt lên 18%. Vì thế, cả hai đã quyết tâm trả hết nợ càng nhanh càng tốt. Anh thực hiện triệt để 2 hướng: 

   1. Giảm chi tiêu tối đa, chỉ tiêu 20% lương, để 80% trả nợ. 

   2. Tăng thu nhập hết mức: Lúc vay ngân hàng, thu nhập hai vợ chồng là 15 triệu nhưng sau 3 năm tổng lương lên 50 triệu vì cả hai đều cố làm thêm. 

Cuộc sống có thể xảy ra nhiều biến cố, như trong nhà có người đau ốm, việc làm ăn khó khăn... Hơn nữa, thường người ta khó duy trì cuộc sống kham khổ lâu dài. Vì thế, nên nghĩ kỹ trước khi vay khoản tiền lớn và nếu lỡ vay rồi thì cố trả dứt nợ càng sớm càng tốt, anh Hoàng chia sẻ.

Theo chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê (TP HCM), trước khi quyết định mua nhà trả góp, cần nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn kỹ các thời hạn vay, biến động lãi suất, khoản phải trả mỗi tháng ở từng thời điểm... Cần tính sao cho số tiền phải trả nợ hằng tháng ít hơn khoản thu nhập còn lại sau khi đã chi tiêu cố định, gửi tiết kiệm dự phòng và chi cho bảo hiểm. Chính khoản dự phòng này bạn có thể dùng cho trường hợp lãi suất tăng hơn dự trù.

Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực bất động sản thì có thể tham khảo thêm thông tin tại: https://lamthanhtien.com/loi-khuyen-cho-nguoi-mua/mua-nha-tra-gop-5-luu-y-quan-trong-trong-do-dieu-t...

0 REPLIES 0
Labels
Top Kudoed Authors